Kỹ thuật ghép cây hiện nay có nhiều cách ghép khác nhau, là cách nhân giống vô tính cây trồng rất quan trọng, được áp dụng phổ biến bên cạnh cấy mô và chiết
Những kỹ thuật ghép cây phổ biến đang được những người nhân giống chuyên nghiệp áp dụng thực tế tại Cái Mơn Bến Tre, hàng năm sản xuất hàng triệu cây bằng phương pháp này
Trong ghép cây cũng có nhiều cách khác nhau với những đặc tính và ưu khuyết điểm rất khác biệt ví dụ dễ thực hiện thì tỷ lệ thành công không cao và ngược lại
Ghép cây để làm gì, tại sao không ươm hạt trồng mà phải ghép?
Đây là câu hỏi khá phổ biến đối với nhiều người mới bước vào lĩnh vực nông nghiệp, và cả những người thuộc các lĩnh vực khác. Lấy một ví du thế này: Sau khi ta ăn 1 trái mít siêu sớm và muốn có cây mít tương tự để sau có trái ăn với mong muốn cây mít có trái sớm, ruột hồng, không nhão, múi nhiều, trái lớn….như trái mít vừa ăn, ta đi mua 1 cây mít Thái siêu sớm ghép và tự ươm một cây mít từ hạt mít siêu sớm để trồng. Sau 2 – 2,5 năm cây mít siêu sớm có trái với đầy đủ các đặc tính mong muốn bên trên, cây mít ươm từ hạt đến 4 năm mới có trái vừa méo vừa nhỏ, múi màu trắng nhạt, nhão như mít ướt
Mặc dù được ươm từ hạt mít siêu sớm với chất lượng tốt đã ăn thực tế, nhưng cây mít con tạo ra không có được những đặc điểm tốt của loại mít mong muốn. Nguyên nhân do nhân giống hữu tính chịu rất nhiều tác động của thụ phấn chéo do gió, do ong bướm mang lại và vấn đề gen lặn gen trội trong lai giống
Do đó ghép là phương pháp nhân giống vô tính nhằm tạo ra cây con mang đầy đủ các đặc tính của cây bố mẹ muốn nhân giống
Các kỹ thuật ghép cây phổ biến hiện nay
- Cách ghép cây nối ngọn
- Ghép chuôi cành
- Ghép chồi 1 bên thân
- Ghép cải tạo
- …..
-
Kỹ thuật ghép cây nối ngọn
Là cách ghép dùng chồi ghép nối tiếp trên ngọn gốc ghép đã bị cắt bỏ, su đó dùng bao nylon bọc kín chồi ghép, khỏng 1 tháng sau chồi ghép sẽ dính liền với gốc ghép, đây là cách dễ thực hiện nhất. Dễ dàng thực hiện trong nhà hoặc vườn ươm, với cách ghép cây này môt ngày một kỹ thật viên thành thạo có thể ghép được 1000 cây
Ưu điểm:
- Dễ thực hiện trong quá trình ghép và quản lý độ ẩm ánh sáng trong thời gian đợi cây liền da thành công
- Tốc độ nhanh: Một kỹ thuật viên có thể thực hiện từ 500 cây đến 1000 cây mỗi ngày, một số lượng các cách ghép khác không thể làm được
- Có thể ghép trong nhà lưới, vườn ươm
Khuyết điểm:
- Tỷ lệ thành công không quá cao, trung bình chỉ từ 60%-85%
- Cây sau ghép nhỏ do phát triển từ mầm trên chồi ghép nên phải nuôi thời gian dài mới có cây thành phẩm.
- Đòi hỏi quá trình chẩn bị kỹ trước và sau ghép
Các loại cây có thể áp dụng cách ghép cây này: bơ, nhãn, điều, ghép mai….
Cách ghép cây nhãn tím phương pháp nối ngọn
Một lưu ý đối vớ ghép nối ngọn là không dùng bất cứ phân bón gì trong khoảng trước và sau ghép 1 tháng (đây là lưu ý quan trọng trong bất cứ cách ghép nào, để đạt tỷ lệ thành công cao cần cách ly khoảng 1 tháng, nhưng trước đó phải có phân bón để cây đạt đột khỏe mạnh nhất định, điều này nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thành công)
Cách xử lý chồi ghép để đạt tỷ lệ thành công cao
Cách ghép cây chuôi cành thực tế được các nhà vườn ở vùng Cái Mơn Bến Tre áp dụng trên nhiều loại cây bởi tính tiện dụng đặc biệt nó mang lại như ghép: sầu riêng gốc nhớt, ghép cây bơ,…., ở một số vùng khác như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ dùng cho ghép điều, cà phê…
2. Ghép chuôi cành
Ghép chuôi cành được áp dụng phổ biến trên các loại cây khó nhân giống, dùng gốc ghép ghép vào cành của cây cần nhân giống, sau 1 tháng đến 1,5 tháng sẽ cắt cây ghép ra khỏi cây bố mẹ và được 1 cây con mới với thân và cành chính là cành ghép. Một số tên gọi khác tùy theo các vùng miền: ghép cành, ghép treo,…
Ưu điểm:
- Tỷ lệ thành công sau ghép cao nhất trong các phương pháp ghép lên đến 90%-95%
- Thực hiện được trên hầu hết các loại cây, kể cả những loại khó
- Cây sau ghép lớn thời gian chăm sóc đến khi thành phẩm ngắn
Khuyết điểm:
- Tốc độ thực hiện chậm một kỹ thuật viên thành thạo mỗi ngày chỉ ghép được 150 cây – 250 cây
- Phải thực hiện trực tiếp trên cây bố mẹ, dùng dây treo trên cây lấy cành ghép.
- Khó thực hiện đại trà với số lượng quá lớn
Tại Bến Tre người ta ghép chuôi cành trên rất nhiều loại cây khác nhau do ưu điểm dễ thành công của cách ghép này. Các loại cây thường áp dụng ghép chuôi cành: mít, ổi, nhãn, na, vú sữa, sầu riêng,
Kỹ thuật ghép cây chuôi cành trên cây ổi ruột đỏ bằng gốc ổi Đài Loan
3. Cách ghép cây một bên thân
Phương ghép tương tự ghép nối ngọn nhưng người ta không ghép nối lên vết cắt mà chồi ghép được gắn vào môt bên của gốc ghép. Phần chồi ghép có thể là một chồi nhỏ như đối với cây bơ, cũng có thể là một đoạn cành có mắt ghép như với cây mít. Cách cây này thường dùng trên sầu riêng, dâu, chôm chôm, đặc biệt nhiều người phân vân không biết cách ghép mai như thế nào thì đây là phương pháp phổ biến nhất
Ưu điểm và khuyết điểm tương tự như ghép nối gọn
Kỹ thuật ghép mít một bên thân giống mít siêu sớm trên gốc đã bứng vào bầu
Video ghép chuôi cành, ghép nối ngọn và chiết cây ăn quả
Ngoài 3 cách ghép cây phổ biến trên do nó có nhiều ưu điểm nhất, thực tế người ta còn áp dụng những phương pháp nhân giống khác như ghép áp, ghép mắt, chiết cành, cấy mô. Mỗi cách nó có những ưu khuyết điểm riêng nhưng đều là nhân giống vô tính. nó sẽ giữ được đặc điểm của cây bố mẹ.
Một số giống cây chưa áp dụng nhân giống vô tính trong điều kiện Việt Nam hiện nay như dừa, chà là….mà no chỉ được nhân giống hữu tính nên cây sẽ bị lai do thụ phấn chéo
Công ty TNHH Thế Giới Cây Giống
Địa chỉ: ĐT750 ấp 3 , xã Trừ Văn Thố, Bàu Bàng, Bình Dương, Vietnam
ĐT: 0988868620