Cây đước biển rễ nôm đẹp mắt trồng giữ đất ven bờ

Cây có thân cao và thẳng tắp

 

Được biết tới với hình tượng “vệ sĩ biển cả”, cây đước là một loài cây có sức sống mạnh mẽ, trường tồn cùng năm tháng. Cây đước biển có bộ rễ chắc khỏe trông rất đẹp mắt, được trồng nhiều ở vùng ven biển để giữ đất, lấn biển, chống xâm nhập mặn, tạo thành lá chắn chống lũ cho những địa phương ở vùng ven biển.

Với địa hình đường bờ biển dài 3260 km cùng nhiều thiên tai lũ lụt, cây đước là một loại cây rất phổ biến được trồng giữ đất ven bờ biển Việt Nam.

Thông tin chung về cây đước

Tên khoa học: Rhizophora apiculata Blume

Còn được gọi với những cái tên dân dã khác như cây trang, cây vẹt, cây sú, cây đước xanh,… có tên khoa học là Rhizophora apiculata Blume. Theo nghiên cứu trên toàn thế giới, hiện nay có có hơn 80 loài đước đã được phát hiện.

Cây đước biển tạo thành rừng tự nhiên
Cây đước biển tạo thành rừng tự nhiên

Có phân bố chủ yếu ở nơi có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, nhất là các vùng đầm ngập mặn. Không chỉ Việt Nam, vùng ven biển của một số quốc gia có khí hậu nóng ẩm như: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ… cũng có những hệ thống rừng đước rất lớn. Loài cây này chỉ sống ở những vùng cửa biển nhiều bùn lầy. Cây đước ở Việt Nam được trồng thành từng rừng, chủ yếu dọc theo bờ biển, ở phía bắc tiêu biểu là bờ biển Quảng Ninh, kéo dài dọc dải đất ven biển miền trung, xuống tới Quảng Trị cho đến mũi Cà Mau (Kiên Giang) và đảo ngọc Phú Quốc,…

Cây đước mọc tự nhiên ở các vùng đầm lầy ven biển Việt Nam
Cây  mọc tự nhiên ở các vùng đầm lầy ven biển Việt Nam

Đặc điểm hình thái cây đước

Thuộc nhóm thân gỗ. Thân đước tròn, khá nhỏ, mọc thẳng vươn lên bầu trời. Cây trưởng thành có bán kính thân từ 30 – 45cm. Thân cây được bao bọc bởi lớp vỏ rất dày, màu nâu xám hoặc nâu đen với nhiều vết khứa hình vuông. Hơn thế, cây đước biển có chiều cao rất đáng ngưỡng mộ, khoảng 20 tới 35m.

Cây có thân cao và thẳng tắp
Cây có thân cao và thẳng tắp bộ rễ nôm làm nơi trú ngụ cho thủy sản

Lá đước mọc dọc theo từng cành, xếp đối xứng theo đôi. Chiếc lá có dạng hình bầu dục thuôn dần về phía đầu lá. Hoa đước màu vàng nhạt cũng mọc so đôi đối xứng, trổ ra ở kẽ lá và dính liền vào thân cây chứ không có cuống hoa. Mùa đước trổ hoa thường từ tháng 4 tới tháng 5. Giai đoạn tiếp theo, quả đước được hình thành và chín trong vòng 4 tháng, từ tháng 7 đến tháng 10.

Quả đước tương đối dài, trông giống quả cà tím nhưng nhỏ hơn với màu nâu lục nhạt. Tuy dài nhưng mỗi quả chỉ có một hạt duy nhất.

Có rất nhiều cành với tán lá rậm rạp. Khi còn nhỏ, hệ thống rễ của cây chưa phát triển nên tán cây thường rộng hơn, giống như một chiếc ô. Khoảng 6 tuổi trở lên là thời điểm đước trưởng thành, tán cây tỏa ra có chu vi tương đương với chu vi mà rễ cây tạo thành, vì vậy cây đước lúc này có dạng hình trụ.

Thân cây dùng làm vật liệu xây dựng
Thân cây dùng làm vật liệu xây dựng

Cây đước có bộ rễ rất đặc biệt

Cây đước là loài có bộ rễ cực kỳ phát triển. Rễ đước mọc ra từ thân đước, đâm xuống bùn lầy ven biển. Phần rễ ở phía trên mặt nước được gọi là rễ thở, giúp cây hô hấp. Đước có hệ thống rễ cọc (rễ chống) phát triển, khoảng từ 8 đến 12 rễ chống mỗi cây, trông như những chân trụ vững chắc bám đất bám biển, hình dáng giống như mái vòm đan vào nhau.

Bộ rễ cây
đước có bộ rễ rất phát triển

Cây ưa mặn, bộ rễ có khả năng chịu mặn rất tốt, có vai trò hút các dưỡng chất từ nước biển để nuôi cây. Đước có lá cứng, được phủ một lớp màng giống như sáp, rất bóng, có khả năng phản quang chống thoát hơi nước.

Rễ đước kết hợp với lá để loại bỏ lượng muối dư thừa ra khỏi cây. Cây đước được ví như một chiếc máy lọc nước từ tự nhiên. Loài cây này có khả năng biến nước mặn thành nước ngọt mà con người dùng để ăn uống và sinh hoạt.

Chính vì vậy, loài đước đang được đưa vào các phòng nghiên cứu thí nghiệm để tìm ra quy luật và cách thức lọc nước của đước. Các nhà khoa học tin rằng có thể tìm ra công nghệ lọc nước mặn dựa trên nghiên cứu đặc điểm của cây.

Vai trò của cây đước

Có vai trò quan trọng đối với việc duy trì hệ sinh thái ngập mặn và bảo vệ môi trường. Cây đước cũng được sử dụng bởi người dân ven biển để lấy củi đốt lửa hoặc làm thành các bài thuốc dân gian chữa bệnh.

Gắn liền với đời sống người dân Nam Bộ

Bà con sống gần rừng đước được hưởng lợi rất lớn từ nguồn tài nguyên quý giá này. Chồi non được sử dụng như rau ăn hàng ngày. Quả đước có vị thanh ngọt, có thể được ủ làm rượu vang.

Từ lâu, người ta dùng gỗ đước để sưởi ấm, nấu nướng bởi than gỗ đước là một chất đốt cho nhiệt lượng lớn. Gỗ đước còn được dùng để tạo thành các đồ vật quen thuộc như: giường, tủ, bàn, ghế,… hay đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu; vỏ đước được dùng để nhuộm lưới đánh cá và ngày nay còn được dùng trong ngành công nghiệp da thuộc, ngành in,…

Làm dược liệu

Người dân Nam Bộ cũng sử dụng như một dược liệu quý, một vị thuốc chữa bệnh được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Vỏ thân cây đước là một thành phần tạo thành thuốc chữa tiểu đường, tiêu chảy, vết thương hở, viêm họng,…

Cây đước biển nhỏ phát triển từ quả được cắm thẳng vào bùn
Cây đước biển nhỏ phát triển từ quả được cắm thẳng vào bùn

Duy trì hệ sinh thái rừng ngập mặn

Trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, cây đước giữ vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của cả hệ sinh thái. Rừng đước tạo nơi cư trú cho nhiều loài động thực vật biển như tôm, cua, cá, các loài bò sát, lưỡng cư, động vật đáy,… Rừng đước cũng là ngôi nhà của rất nhiều loài chim quý ở Việt Nam.

Quả đước chín rụng xuống, theo sóng biển trôi dạt đến các bờ biển khác và tiếp tục chu kỳ sinh sôi, nảy mầm trên những vùng cửa sông đổ ra biển, các đầm lầy, phát triển thành một hệ sinh thái rừng ngập mặn mới. Như vậy, rừng đước giúp cân bằng hệ sinh thái bờ biển, bảo vệ môi trường.

Hoa nhỏ

Phát triển hệ thống rừng phòng hộ

Đóng vai trò là rừng phòng, là dũng sĩ bảo vệ bờ biển, những rừng đước tạo thành hàng rào thực vật vững chắc. Rừng đước giúp chắn sóng, chắn gió, giảm sự xâm nhập mặn, chống xói mòn đất ven biển, chống thiên tai lũ lụt, bão táp, chống nạn bão cát.

Không chỉ giúp chống biển lấn chiếm đất liền, rừng đước còn giúp mở rộng diện tích lãnh thổ nước ta. Hệ thống rễ dày đặc giúp lưu lại các lắng đọng từ nước biển, hơn thế, cây đước có chức năng tự tỉa cành cùng với lá đước rụng và phân chim qua thời gian sẽ hình thành nên các diện tích đất liền mới hoặc các đảo.

Cây đước cổ thụ trong rừng
Cây đước cổ thụ trong rừng

Phát triển du lịch

Rừng đước là nguồn tài nguyên quý giá đối với ngành du lịch. Rất nhiều công ty tổ chức các tour du lịch rừng ngập mặn, vừa giúp công ty thu được lợi nhuận, cải thiện chất lượng đời sống của nhân dân các địa phương có rừng ngập mặn và nâng cao sự hiểu biết và ý thức của khách du lịch trong việc bảo vệ tài nguyên quý giá này.

Nhận thức được tầm quan trọng cũng như công dụng tuyệt vời của cây đước, người dân và chính quyền các địa phương ven biển Việt Nam đang có các biện pháp tích cực bảo vệ, phát triển diện tích các rừng đước như: trồng thêm rừng, tránh chặt phá hủy hoại,…

 

One thought on “Cây đước biển rễ nôm đẹp mắt trồng giữ đất ven bờ

  1. Johnnie says:

    I’m gone to tell my little brother, that he should also pay a visit this webpage on regular basis to take updated from most up-to-date information.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *